Khách hàng khi đang có nhu cầu lắp đặt thang máy gia đình hoặc đang có ý định tìm hiểu về thang máy thì thuờng mơ hồ giữa hai khái niệm đó là thang có phòng máy(thang có buồng máy) và thang không phòng máy(thang không buồng máy). Vậy thang có phòng máy là gì? thang không phòng máy là gì? ưu và nhuợc điểm của mỗi loại là gì? và khi nào sử dụng thang có phòng máy hoặc không phòng máy…
Phòng máy là gì
Phòng máy là gì phòng máy thang máy hay còn gọi là phòng kỹ thuật là không gian để bố trí, lắp đặt máy kéo, tủ điều khiển, bộ khống chế vượt tốc. Các loại thang máy truyền thống thì phòng máy được bố trí trên đỉnh giếng thang. Chiều cao phòng máy tùy thuộc vào tải trọng thang, tải trọng càng lớn thì cần máy kéo càng lớn khi đó phòng máy càng cao
Thang máy có phòng máy
Thang có phòng máy là gì
Thang máy có phòng máy là loại thang có phòng máy ở trên cùng dùng để đặt tủ điện và máy kéo, máy kéo sử dụng là loại có hộp giảm tốc trục vít hoặc loại không có hộp giảm tốc trục vít, thang có phòng máy dùng loại động cơ có hộp số.
Cấu tạo thang máy có phòng máy
Cấu tạo thang máy có phòng máy bao gồm các bộ phận: máy kéo, tủ điện, bộ chống quá tốc, bộ báo tải, ray dẫn hướng, cáp tải, cáp của bộ chống quá tốc, puli treo cabin, khung cabin, thắng cơ, shoe dẫn hướng, cáp hành trình, đối trọng, bộ truyền cửa tầng, xích bù trừ, puli căng cáp của bộ chống quá tốc, bộ giảm chấn.
lưu ý khi làm sàn phòng máy thang máy
- Sàn phòng máy thang máy có kích thước khoảng 700mm x 700mm chính giữa để thả cáp thang máy. Ngoài ra sàn phòng máy thang máy còn có kích thước trừ 200mm x 200mm lùi về phía sau đối với đối trọng sau và hông bên phải đối với đối trọng hông.
- Sàn phòng máy thang máy thường dày từ 100mm đến 150mm. được bao quanh bằng dầm 200mm mục đích sau này khi lắp đặt thang máy thì đài I hố thang máy sẽ gác lên dầm này. Dầm được liên kết với các cột là chịu lực chính sau này.
Thang máy không phòng máy
Thang máy không phòng máy là gì
Thang máy không phòng máy hay còn gọi thang máy không buồng máy được thiết kế với máy kéo đặt trong giếng thang và tủ điện, được bố trí trước cửa tầng trên cùng hoặc bên ngoài thang tùy trường hợp, nên không cần phải xây thêm phòng máy. Thang máy không phòng máy là loại thang tiết kiệm chiều cao xây dựng được thiết kế không có buồng máy và sàn buồng máy phía trên. Động cơ thang máy được lắp đặt và đài I gác và kết cấu của hố thang máy.
Chiều cao thang máy không buồng máy bao nhiêu?
Chiều cao trong thang máy thường được quan tâm là chiều cao OH ( Overhead). Chiều cao này đươc tính từ sàn tầng trên cùng lên đến sàn phòng máy. Đối với thang máy không buồng máy sử dụng OH = 3600mm. Chiều cao đặt động cơ khoảng 1000mm.
Cấu tạo thang máy không buồng máy
- Về cơ bản cấu tạo thang máy không phòng máy tương tự như thang có phòng máy. Chỉ khác nhau về loại động cơ và không cần phải đổ sàn thao tác.
- Thang máy không phòng máy với động cơ không hộp số, kích thước nhỏ gọn và không cần châm dầu nhớt cho động cơ. Với thiết bị đặc biệt này, thang không phòng máy sẽ tiết kiệm được 40% năng lượng so với hệ thống sử dụng máy kéo thông thường.
- Trong kết cấu hố thang máy sẽ không lắp đặt phòng máy ở trên đỉnh hố thang mà sử dụng loại động cơ không hộp số và tủ điện được đặt trong hố thang. Động cơ ko hộp số sử dụng nam châm vĩnh cửu, hoạt động với tần số, điện áp biến thiên.
Nguyên lý hoạt động của thang không phòng máy
- Thang máy không phòng máy hoạt động theo nguyên lý ròng rọc, Một đầu cáp được liên kết với cabin và một đầu được nối với đối trọng. cabin và đối trọng chuyển động thông có động cơ thang máy, puly dẫn hướng.
- Khi nhận lệnh từ bảng điều khiển của các tầng tủ điều khiển cấp điện cho motor kéo làm cho puly ma sát quay, lúc đó cáp nâng sẽ tác động lên hệ thống treo làm cho cabin chuyển động lên xuống theo ray dẫn hướng đến các tầng yêu cầu. khi cabin dừng ở tầng yêu cầu thì cửa cabin và cửa tầng đồng thời mở ra, cùng lúc thông qua hệ thống khóa liên động
So sánh thang máy có phòng máy và không phòng máy
Những năm gần đây thang máy phát triển nên một bước cao mới hiện đại hơn khi cho ra đời loại thang máy liên doanh không có phòng máy rất tiện dụng với nhiều ưu thế hơn hẳn so với thang có phòng máy.
Thang có phòng máy | Thang không phòng máy | |
Ưu điểm |
– Bảo trì, bảo dưỡng đơn giản. – Cứu hộ dễ dàng khi mất điện. – Giá thành thấp hơn. |
– Phù hợp với các tòa nhà có chiều cao bị khống chế. – Tiết kiệm được khoảng 40% điện năng tiêu thụ so với loại máy thông thường. – Không ô nhiễm môi trường.
|
Nhược điểm |
– Không phù hợp với tòa nhà bị khống chế chiều cao. – Ô nhiễm môi trường do dầu hộp số phải thay thế định kỳ. |
– Bảo trì, bảo dưỡng phức tạp. – Cứu hộ khó khăn khi mất điện, thậm chí nguy hiểm. – Giá thành cao hơn giá thành của loại thông thường khoảng 20% tùy thuộc vào loại động cơ. |
Từ những so sánh trên chúng ta có thể đi đến những nhận xét qua rằng: Thang máy liên doanh không phòng máy là loại thế hệ sau tân tiến nhiều cải cách hơn nó được ví như cái laptop mỏng gọn nhẹ còn thang máy có phòng máy thì giống như một cái máy tính để bàn vậy to và nặng nề. Chính vì vậy mà loại không phòng máy có giá cả đắt hơn hẳn khoảng 30-40% nhưng nó lại lại đem lại nhiều lợi ích khác nhu bạn không phải xây thêm 1 tầng để phòng máy và kiến trúc lại gọn nhẹ hơn.
Vậy lựa chọn loại nào thì tùy khả năng tài chính, điều kiện cho phép xây dựng thực tế của gia chủ cũng như sở thích riêng của từng người. Tất nhiên là ai cũng thích sài máy laptop hơn desktop rồi vì tính năng nhỏ gọn của nó nhưng giá của nó lại đắt hơn khá nhiều.
KHI NÀO SỬ DỤNG THANG CÓ PHÒNG MÁY VÀ KHÔNG PHÒNG MÁY ?
Thang có buồng máy ra đời trước còn thang không phòng máy mới được giới thiệu trong khoảng 4-5 năm gần đây, mục đích là giải quyết những công trình gặp khó khăn về xây dựng và cũng hướng tới mục tiêu trở thành một thiết bị thân thiện hơn với môi trường mà cụ thể là tiết kiệm điện năng hơn.
Hiện nay trên thị trường tồn tại song song cả hai loại thang máy này, những công trình không bị giới hạn giấy phép xây dựng vẫn sẽ chọn loại thang có phòng máy và ngược lại do vì hạn chế một lý do nào đó không xây được phòng kỹ thuật thì bắt buộc phải dùng loại không phòng máy.