an-toan-thang-may

Hệ thống an toàn của thang máy đóng vai trò quyết định đến việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Từng bộ phận, chi tiết của hệ thống đều tuy có vai trò và chức năng riêng, nhưng đều phải đảm bảo tiêu chí kỹ thuật cao nhất mới đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng.

Thang máy rất an toàn, theo một số nghiên cứu những thang máy đạt tiêu chuẩn chất lượng thì mức độ an toàn của thang máy tương đương với mức độ an toàn của máy bay.

9 chi tiết quan trọng trong hệ thống an toàn thang máy

Thang máy hiện đại có nhiều hệ thống an toàn. Giống như các dây cáp trên cầu treo, cáp trong thang máy được làm từ nhiều sợi dây kim loại được xoắn lại với nhau. Nên dù một sợi dây bị đưt, thì vẫn còn rất nhiều sợi cáp khác.

1. Cáp thang máy

Cơ chế vận hành của thang máy là luân chuyển dây cáp từ phần cabin sang phần đối trọng, và các sợi cáp được bố trí trong các rãnh cáp riêng biệt do đó các sợi cáp không ma sát với nhau nhằm tăng độ bền của cáp và giảm nguy cơ đứt cáp do ma sát. 

Có bao nhiêu dây cáp cho mỗi chiếc thang? Điều này tùy thuộc vào tải trọng của mỗi thang máy, nhưng xin lưu ý rằng, mỗi sợi cáp có thể chịu được từ 6-8 tấn và mỗi thang máy thường có 4 – 8 sợi, do đó khả năng chịu tải thường được tính toán với hệ số dư khoảng 20 lần tải trọng tĩnh của thang máy.

cap-tai-thang-may

2. Thắng cơ

Được biết đến với tên gọi khác là phanh cơ khí, thắng cơ là bộ phận quan trọng và cần thiết nhất của thang máy. Khi nhận thấy thang máy có dấu hiện vượt quá tốc độ cho phép, thắng cơ sẽ được kích hoạt để cabin thang có thể bám chắc vào rail, ngăn chặn sự cố đứt cáp xảy ra và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

3. Switch an toàn cửa thang

Trong trường hợp thang máy của bạn đang gặp trục trặc ở bộ phận Photocell bạn chưa kịp phát hiện ra, điều này có thể sẽ gây nên những sự cố đáng tiếc. Tuy nhiên, khi lắp đặt bộ phận Switch an toàn cửa thang, thang máy của gia đình bạn sẽ ngăn chặn được vấn đề kẹt cửa bởi khi cửa thang chưa được đóng hoàn toàn, tiếp điểm điện của bộ chuyển đổi chưa đóng do đó mạch điện vẫn là mạch hở và thì thang không thể chạy được.

4. Cảm biến chống kẹt cửa

Cảm biến chống kẹt cửa (Photocell) sẽ giúp cửa thang máy tự động mở ra khi phát hiện có vật cản để tránh sự cố kẹt cửa thang máy. Nếu bạn còn lo lắng về việc các bé nhà mình bị kẹt cửa thang máy, bộ phận Photocell – cảm biến chống kẹt trong hệ thống an toàn của thang sẽ giúp bạn an tâm hơn và quên đi nỗi lo này.

5. Bộ cứu hộ tự động ARD

Bộ cứu hộ tự động ARD có chức năng đưa thang máy về tầng gần nhất khi gặp phải sự cố mất điện. ARD có thể hoạt động như vậy là nhờ bộ phận lưu điện trong nó (thường bộ phận này có thể là ắc quy hoặc UPS) có chức năng trữ điện và vận hành ARD để đưa thang máy tránh được những sự cố không đáng có.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý và có biện pháp kịp thời khi mất điện bởi bộ phận này chỉ có khả năng cứu hộ, sử dụng được trong một thời gian nhất định chứ không thể thay thế cho điện lưới trong thời gian dài được.

6. Công tắc giới hạn hành trình

Mỗi chiếc thang máy sẽ được lắp đặt từ 2 cho tới 3 công tắc giới hạn hành trình để tránh những va chạm giữa cabin với đáy hố pít hoặc sàn phòng máy trong trường hợp thang chạy quá tốc độ được lập trình sẵn. Trong trường hợp có một công tắc bị hỏng, người dùng cũng không cần quá lo lắng bởi các công tắc còn lại vẫn hoạt động bình thường.

7. Nút báo khẩn và liên lại với bên ngoài

Trong trường hợp thang máy gặp sự cố như đứt cáp, mất điện và các trường hợp khẩn cấp khác, bạn hãy thật bình tĩnh và tìm đến nút báo khẩn để tìm kiếm sự trợ giúp. Sau khi ấn vào nút báo động và liên lạc với bên ngoài, thông tin sẽ được chuyển đến các bộ phận chuyên trách như phòng kỹ thuật để kịp thời xử lý sự cố sớm nhất.

8. Bảo vệ mất và ngược phase, sụt áp, quá dòng

Để thang máy chạy trơn tru, ổn định, việc đảm bảo nguồn điện cho thang cũng nên được lưu tâm. Với bộ phận bảo vệ mất và ngược phase, thang sẽ tránh được nhiều rủi ro tiềm ẩn, giúp ổn định nguồn cấp điện cho thang.

9. Bộ khống chế vượt tốc

Bộ khống chế vượt tốc (bộ giới hạn tốc độ)giúp thang máy hoạt động theo đúng yêu cầu, được kích hoạt ngay khi thang có dấu hiệu chạy quá tốc độ cho phép và ngăn chặn những trường hợp vượt tốc gây ra nguy hiểm cho người sử dụng. Thang máy khi được lắp đặt bộ giới hạn vận tốc sẽ loại bỏ được những nguy hiểm và mang đến an toàn tuyệt đối cho hành khách.

bộ khống chế vượt tốc

Thang máy rơi tự do có đáng sợ

Với câu hỏi thang máy rơi tự do có thật sự đáng sợ không thì câu trả lời là “Có, rất đáng sợ”, nhưng có một sự thật ít ai biết được đó là thang rơi tự do là một trường hợp cực kỳ hy hữu và hiếm khi gặp phải. Xác suất gặp tình huống này có lẽ chỉ chiếm 1 phần triệu.

Thang máy được hiểu là rơi tự do chỉ khi thang bị đứt cáp rơi thẳng xuống hố PIT mà không được phát hiện và hãm lại của các bộ phận an toàn như hệ thống thắng cơ hay bộ khống chế tốc độ. Còn lại các hiện tượng chúng ta thường gặp chỉ là hiện tượng “thang trôi”.

Bạn vẫn còn lo lắng biết đâu trong một trường hợp trùng hợp man rợ nào đó mà tất cả các sợi cáp đều đứt thì sao? Câu trả lời là vẫn không sao. Bởi vì ngoài các sợi cáp thì bên ngoài carbine vẫn còn cả một hệ thống an toàn như trên. Do đó, thang máy rơi tự do rất đáng sợ nhưng bạn không cần phải sợ cũng như không cần quá lo lắng khi gặp phải các trường hợp thang trôi bởi vì thang máy luôn có một hệ thống an toàn “dày đặc” để bảo vệ bạn.

thang-may-roi-tu-do

Thang máy gia đình có an toàn không?

Như đã trình bày ở trên thì với hệ thống an toàn giúp thang máy gia đình cực kỳ an toàn. Tuy nhiên để yên tâm trong quá trình sử dụng thì Quý khách cũng nên lưu ý 3 điểm sau:

  • Lựa chọn thang máy chính hãng để đảm bảo thiết bị tốt nhất
  • Bảo trì bảo dưỡng thang máy định kỳ, đầy đủ nhất là khoảng thời gian sau thời gian bảo hành. Vậy nên Quý khách nên bảo dưỡng thang máy ít nhất 3 tháng 1 lần.
  • Kiểm định an toàn thang máy định kỳ.

Theo quy định thì thang máy gia đình cũng thuộc danh mục thiết bị bắt buộc phải được kiểm định an toàn và cấp phép trước khi đưa vào hoạt động.

4/5 - (4 votes)